Kinh doanh thời trang là một lĩnh vực hấp dẫn không chỉ đối với các bạn trẻ mà còn hấp dẫn cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm. Hiện nay, dù mua sắm online nở rộ nhưng đối với ngành kinh doanh này, bạn vẫn cần phải đầu tư một cửa hàng thời trang để làm nơi khách hàng thử đồ trước khi họ quyết định xuống tay chi tiền. Để đầu tư một cửa hàng kinh doanh thời trang, bạn nên nghiên cứu:
1. Địa điểm
“Buôn có bạn, bán có phường,” với cách kinh doanh truyền thống thì địa điểm là quan trọng nhất. Những khu phố thời trang, trung tâm thương mại chuyên biệt là nơi tốt nhất nhưng cũng là nơi đắt đỏ nhất, khó thuê mặt bằng nhất vì hở ra là sẽ ngay lập tức có người giành thuê. Tuy nhiên, với thế mạnh bán hàng trực tuyến như hiện nay, không nhất thiết bạn phải mở cửa hàng ở các trung tâm đắt đỏ. Địa điểm chỉ cần thuận lợi nhất cho khách hàng mục tiêu và chú ý đầu tư truyền thông để lôi kéo khách hàng đến với mình. Để có được địa điểm tốt bạn có thể tự đi săn mặt bằng, việc này sẽ tốn thời gian hơn là nhờ các bên môi giới bất động sản. Bạn tính toán, liệt kê càng đầy đủ chi tiết yêu cầu về mặt bằng thì nhà môi giới làm việc càng có hiệu quả hơn. Nên bắt đầu tìm mặt bằng sớm và dịp đầu năm là thích hợp hơn cả cho việc này.
2. Cơ sở vật chất hiện trạng của cửa hàng
Bạn nên tính toán ước lượng số sản phẩm mình sẽ trưng bày, số nhân viên hoạt động, diện tích kho cần thiết, số phòng thay đồ cần thiết… để tính ngược ra diện tích mình cần thuê. Diện tích thuê ảnh hưởng lớn đến giá thuê, chi phí xây dựng và vận hành, vì vậy bạn phải cẩn thận tính toán, đừng ham những diện tích rộng hơn so với nhu cầu thực sự của bạn. Có mặt bằng rồi nên hỏi kỹ chủ thuê về việc giới hạn sửa chữa cho phù hợp với yêu cầu của mình. Hạn chế sửa chữa cũng có thể dẫn đến hạn chế tính tổng thể thống nhất trong việc thiết kế cửa hàng sau này. Nếu có thể, tốt nhất ngay từ giai đoạn chọn mặt bằng thuê, bạn hãy nhờ đến các ý kiến tư vấn của các nhà thiết kế, kiến trúc sư để có quyết định đúng đắn.
3. Thiết kế
Thiết kế cửa hàng thời trang có nhiều đặc thù riêng, mỗi dạng sản phẩm thời trang có cách trưng bày khác nhau, mỗi thương hiệu thời trang cũng có phong cách không giống nhau. Thực tế là có những bản thiết kế tạo được phong cách phù hợp nhưng lại vấp phải các lỗi kỹ thuật hay công năng sử dụng và ngược lại, có những thiết kế không tạo ra được phong cách phù hợp với thương hiệu. Thời gian thiết kế dễ khiến cho chi phí đầu tư tăng do phí thuê nhà trong lúc chờ thiết kế. Vì thế, làm việc trước với nhà thiết kế ngay từ khi chọn mặt bằng sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn. Hãy tìm những nhà thiết kế có kinh nghiệm, để đánh giá đúng họ, cách dễ nhất là nhìn vào công trình họ đã làm hoặc tham khảo ý kiến từ những khách hàng cũ của họ.
4. Thi công
Có nhiều công ty hoặc cá nhân vừa nhận thiết kế vừa thi công cửa hàng. Bạn có thể coi đây là một giải pháp nhẹ nhàng hơn cho mình nhưng cách làm này có một số nhược điểm mà chúng tôi cũng đã đề cập trong một bài viết khác. Nguyên tắc tìm một nhà thầu thi công phù hợp giống như tìm nhà thiết kế. Hãy xem những công trình họ đã làm và lắng nghe khách hàng cũ của họ đánh giá. Các đơn vị chuyên nghiệp có mức giá nhỉnh hơn nhưng lại hạn chế tối đa chi phí phát sinh và đảm bảo chất lượng, tiến độ. Hãy luôn nhớ câu: “tiền nào của ấy”.
Sơ sơ như vậy nhưng nếu thực hành đúng bạn sẽ thấy rất “trôi việc” chứ không phải "phát điên" do áp lực tiến độ, chi phí, chất lượng ..... như rất nhiều chủ đầu tư các dự án xây dựng, nội thất hiện nay gặp phải.
Chúc các bạn “trôi việc” và thành công.
Comments